1. Trang chủ
  2. Giới thiệu
  3. Thương hiệu
  4. Marketing
  5. Đào tạo
  6. Tư vấn
  7. Đầu tư
  8. Sáng tạo
  9. Video

Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar…

Topic: Thương hiệu, Đạo và Danh qua câu chuyện của Khaisilk

(Kiến Thức) – “Cái Khaisilk cần bây giờ là một quá trình sám hối bằng tham số thời gian đã lừa dối người tiêu dùng”, chuyên gia thương hiệu marketting Võ Văn Quang nhận định…

Vụ việc doanh nhân Hoàng Khải – ông chủ thương hiệu Khaisilk thừa nhận lấy hàng Trung Quốc về gắn mác hàng Việt Nam để bán cho người Việt và khách quốc tế thực sự gây một cú sốc lớn cho người tiêu dùng. Gần 30 năm qua, lợi dụng lòng tin, sự ủng hộ của khách hàng, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk đã thu lời bất chính theo cách làm của những “gian thương”.
Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng. Quan trọng hơn nó làm tổn thương đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam. Do đó, lời thú tội và cúi đầu xin lỗi của ông chủ Khaisilk thật khó để người để người tiêu dùng chấp nhận và tha thứ, nhất là khi ông đã dội một thùng nước đá vào mặt người tiêu dùng một cách lạnh lùng và tàn nhẫn.
Kiến Thức xin đăng tải ý kiến của Chuyên gia thương hiệu marketting Võ Văn Quang nhận định về vụ việc này:
…
“Nhận thức hết sức ấu trĩ về kinh doanh của Khaisilk”
>>>
Trong vụ việc Khaisilk thừa nhận nhập hàng Trung Quốc rồi gắn mác Việt Nam, việc ông Hoàng Khải lý giải rằng ông chỉ nghĩ đơn giản là các thương hiệu nổi tiếng như Zara, H&M, Gucci… đều nhập hàng từ Trung Quốc về phân phối ở các nước khác bằng tên của họ cho thấy, đây là nhận thức hết sức ấu trĩ về kinh doanh của Khaisilk.

 

Lua doi nguoi tieu dung, Khaisilk can phai co qua trinh sam hoi
 

Khởi nghiệp bằng tơ lụa, đây cũng chính là ngành hàng làm nên thương hiệu Khaisilk, nhưng cũng chính lụa đang khiến tương lai kinh doanh của ông Hoàng Khải khó khăn. Ảnh: Thời đại.

Nguyên tắc kinh doanh quốc tế hiện nay quy định, sản phẩm sản xuất ở đâu là phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ ở đó. Cụ thể, các nhãn hàng quốc tế như Apple, Nike, Adidas, Zara, H&M, Gucci… đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc thì khi ra, sản phẩm vẫn mang thương hiệu của họ nhưng vẫn gắn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là “Made in China”.
Đằng này, đại diện của hàng Khaisilk lại nói chiếc khăn gắn cùng lúc 2 mác đó là của đơn hàng do Khaisilk đang sản xuất 350 chiếc cho khách hàng Design GO tại Hong Kong, may riêng nhãn mác “Made in China” theo yêu cầu của khách là hoàn toàn sai luật.
Mà cái sai này là sai ở cấp độ quốc tế, quốc tế mà kiện là ông cũng bị đi tù như chơi, bởi vì, ông ở sản xuất ở đâu ông phải ghi rõ xuất xứ ở đó. Kể cả nếu ông xuất đi Hong Kong, nhưng sản phẩm của ông sản xuất tại cái xưởng ở Việt Nam thì ông bắt buộc phải ghi “made in Viet Nam”, còn ở Trung Quốc thì ghi “made in Trung Quốc”. Đó là luật, ông phải tôn trong luật chứ không thể cố tình nhập nhèm “tiêu chuẩn Khải, chất lượng Khải và giá Khải”. Do vậy, tôi cho rằng câu trả lời của ông chủ Khaisilk là hết sức ấu trĩ, không chuyên nghiệp và vô đạo đức.
>>>
“Xin lỗi, ông chỉ là con buôn” – và tôi rất xin lỗi khi nói vậy!
>>>
Thương hiệu Khaisilk là cái tên, cái danh cũng là cái uy tín của ông Hoàng Khải. Mà cái gốc uy tín này, nó có từ sản phẩm và sự minh bạch trong sản phẩm. Cho nên, việc ông Khải thừa nhận, hơn 30 năm qua nhập tới 50% lượng hàng (đã bán ra) từ Trung Quốc nhưng lại gắn mác Việt Nam chẳng khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó”.
So với những người lao tâm khổ tứ với làng nghề như các bác, các anh, các cô, các chú ở làng nghề Vạn Phúc, và ở khắp các làng Lụa trên cả nước thì việc ông nói rằng, hàng khó khăn, ông đi lấy hàng Trung Quốc thì ông chỉ là con buôn thôi. Tôi xin phép và xin lỗi khi nói như vậy. Thương hiệu của ông không có gốc, nó không đi từ sản phẩm, nó không đi từ nguyên liệu của dân tộc, nó không có đi từ cái làng nghề của dân tộc thì nó gọi là “đoản hậu”. Tức là anh không có hậu, không có đạo đức kinh doanh.

 

Lua doi nguoi tieu dung, Khaisilk can phai co qua trinh sam hoi-Hinh-2
Lời xin lỗi khó được chấp nhận và tha thứ của ông chủ Khaisilk. Ảnh: tintuc.vn
>>>
Tuy đã công khai xin lỗi, nhưng hiện nay khi trả lời với cơ quan điều tra, ông ta lại đổ lỗi vì nhân viên cửa hàng ‘tự ý’ nhập hàng Trung Quốc (?) điều này cho thấy bản chất lừa dối của vị doanh nhân này.
Lời xin lỗi của ông Khải cũng chưa thực thành tâm. Một câu mắng, một lời phê bình nhiều khi người ta chưa thấm, người ta cứ nghĩ chủ quan rồi mọi chuyện sẽ qua và tôi vẫn là đại gia, tiền của tôi nhiều như vậy, tôi chả sợ gì dư luận đâu. Có khi ông ấy vẫn còn nghĩ như vậy đấy. Thế nhưng, ngày mai, ngày mốt, ông ấy sẽ thấy những gì ông ấy đang mất. Mất rất nhiều. Cái thứ mà ông mất không phải chỉ là tiền nữa đâu…
Khi mà ông đi ra đường, gặp bạn bè mà người ta không thèm chào, thậm chí người ta mắng xỉa xói vào mặt ông, thì đó mới là cái mất đau đớn nhất của một con người thành đạt, đã từng là biểu tượng cho giới trẻ. Tôi xin nói rõ là như vậy. Tiền có thể lấy lại được nhưng danh dự và thương hiệu thì không.
>>>
Khaisilk cần phải có một quá trình sám hối…
>>>
Việc Khaisilk nói sẽ đền bù cho khách hàng, có những thứ không thể đền bù được bằng tiền và thương hiệu đích thực không thể mua bằng tiền mặt. Ví dụ, thương hiệu Khaisilk trị giá 20 triệu USD, khi xảy ra sự cố như trên, Khaisilk cho rằng sẵn sàng bỏ ra 20 triệu USD tiền túi để đền bù cho khách hàng. Điều này sai, vì nó thiếu một yếu tố thời gian là hơn 20 năm qua thì không có gì thay thế được, ông không mua được thời gian và quá khứ.
Lua doi nguoi tieu dung, Khaisilk can phai co qua trinh sam hoi-Hinh-3
 Quan điểm về tiền trong những triết lý về đạo đức kinh doanh của ông chủ Khaisilk. Ảnh Zing.
>>>
“Việc ông lấy 20 triệu USD tiền túi ra để mua lại cái uy tín của ông cũng chính là thương hiệu 20 triệu USD ban đầu là điều không thể. Vì, nếu làm được như vậy thì ai cũng làm được thương hiệu rồi. Nếu cứ lấy tiền để mua thương hiệu thì nó đâu còn là thương hiệu nữa.
Đừng có nói theo câu của mấy ông trọc phú là: Cái gì không mua được bằng nhiều tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền (?)… không phải vậy đâu vì tiền nó chỉ mua được đồ vật hay sản phẩm… chứ những giá trị cốt lõi (thương hiệu) nó đã gắn vào uy tín và danh dự thì cả đời ông cũng không thể mua lại được.
Hơn nữa, việc khách hàng của Khaisilk lấy niềm tin, uy tín, danh dự của mình ra để mang thương hiệu Khaisilk đi quảng bá, tặng bạn bè làm kỷ niệm, thì cho dù Khaisilk có dùng tiền cũng không che lấp được sự xấu hổ, lòng tự tôn và “bù đắp” lại uy tín, danh dự của họ được.

>

Sự sám hối không phải bằng Tiền, mà bằng Thời gian và sự Thành Tâm…

>>>

Cái Khaisilk cần bây giờ là phải có một quá trình xám hối bằng tham số thời gian Khaisilk đã lừa dối người tiêu dùng. Ví dụ ông gian lận gần 30 năm trước thì ông phải đánh đổi bằng 30 năm sau này hoặc hơn để hối lỗi. Đây cũng là câu hỏi mà tôi đặt ra cho Khaisilk chứ không đơn giản là vấn đề tiền bạc nữa. Quy luật nhân quả nó là như vậy. Thậm chí, ông bỏ ra bằng đấy thời gian và tiền bạc để chuộc lỗi thì chưa chắc ông đã lấy lại được niềm tin với khách hàng như ban đầu. Bởi trong thời gian ông hối cải đó đã có hàng loạt thương hiệu mới ra đời rồi. Một khi người tiêu dùng quay lưng thì người ta sẽ lựa chọn những cái sản phẩm thương hiệu khác chứ họ không có thời gian để chờ ông hối lỗi đâu.

>>>
Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo;
Danh Khả Danh Phi Thường Danh (Lão Tử)
>>>
Xin nhắc lại định nghĩa nổi tiếng của Lão Tử từ 2500 năm trước, khi con người hình thành triết lý đạo đức, với Lão, Khổng, Phật và Đức Giê-su… làm khuôn thức cho chân giá trị tối thượng của Con người. Trong đó Lão Tử đã đề cập đến Chiến lược (Đạo) và Thương hiệu (Danh) là hai phạm phù xuyên suốt giá trị cuộc đời của mỗi người. Trong quản trị học hiện đại chúng ta cũng nghiên cứu sâu về hai phạm tru này Brand Strategy, chính là trọng tâm nghiên cứu của bản thân tác giả, luôn luôn nhắc nhở việc ‘xây dựng thương hiệu phải dựa trên những giá trị cốt lõi đích thực’. Trong một hội thảo mở đâu của dự án thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay la Vibrant Hochiminh City) Giáo sư Nguyễn Đình Đầu một nhà trí thức tiêu biểu sinh ra ở Hà Nội và lớn lên với Sài Gòn, cũng nhắc đi nhắc lại điều này.
>>>
Lời của Giê-su:
“Cái gì của Caesar trả lại cho Caesar; của Thiên Chuá trả lại cho Thiên Chuá”
>>>

Câu nói gồm 2 vế này mới thật là câu nói nổi tiếng do chính Chuá Giê-su trả lời những Kinh-sư người Do Thái, khi họ tìm cách làm cho Chúa Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy. Mục đích của họ là dùng người Hêrôđê để bắt bẻ Chúa Giêsu nếu trả lời: “không” và dùng các môn đệ như sức ép nếu Chúa trả lời “có.” Bắt đầu bằng lời khen chóp lưỡi đầu môi: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Caesar hay không?”

Người nói với họ: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế! Họ liền đưa cho Người một quan tiền.” Nếu Chúa trả lời “không,” những người Hêrôđê sẽ bắt Chúa vì dám xúi giục dân chống lại đế quốc Rôma. Nếu Chúa trả lời “có,” Ngài sẽ mất sự kính trọng của dân, vì đã vào hùa với đế quốc để bắt dân phải đóng thuế. Đối với các Kinh-sư, chỉ có Thiên Chúa là Chúa thật. Họ quan niệm không cần phải đóng thuế cho Caecar, và coi những người thu thuế như Dân Ngọai.

Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ đáp: “Của Caesar.” Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” Bằng câu trả lời này Chúa muốn dạy họ 2 điều: (1) Họ là công dân của nước trần thế: Theo lẽ công bằng họ phải đóng thuế cho chính phủ để trả lại những gì chính phủ đã làm cho họ: an ninh, giao thông, y tế … (2) Họ là công dân của Nước Thiên Chúa: Theo lẽ công bằng họ phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Ngài: thời giờ, tài năng, tình yêu và những giá trị đạo đức.

Theo ý của Giê-su: Chúng ta là công dân của cả hai nước: Nước Trời và nước trần thế. Chúng ta phải suy xét cẩn thận để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Cái gì thuộc về Thiên Chúa?” Sau đó, phải mạnh dạn trả Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng là công dân của quốc gia trần thế; chúng ta có bổn phận phải đóng góp để xây dựng quốc gia.

Từ điển: A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L | M | N |
                O | P | Q | R | S | T | U | V | W | X | Y | Z |
Từ khóa tìm kiếm:
Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar…
Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar…
Khám phá
tất cả

Nguồn gốc Tết thuần Việt

Tản mạn New York – Thương hiệu, Thị trường và Cuộc sống…

Mông Cổ – hành trình trải nghiệm những điều khác biệt
Sự kiện
tất cả

Tiếp thị thể thao – Cơ hội và tính chuyên nghiệp

Sài Gòn Rực Rỡ đón Tết – Vibrant Hochiminh City

Hello Vietnam – Liveshow VTV1
Giao lưu
tất cả

Hội thảo Thương hiệu tại Cần Thơ ngày 13-3-2013

Giao lưu Trực tuyến ngày 5-10-2012

Mạng Chuyên gia Khởi nghiệp tại Cổng Thánh Gióng
Thăm dò ý kiến

Chiến lược Marketing theo Mô hình 7P của chuyên gia bao gồm các P nào và theo thứ tự nào sau đây?





Xem kết quả
Loading ... Loading ...
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 13,165,537
Trực tuyến: 1
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thương hiệu
  • Marketing
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Đầu tư
  • Sáng tạo
  • Video
Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar…
Trang thông tin cá nhân Chuyên gia Thương hiệu Võ Văn Quang © 2008. Phát triển bởi Philong. máy lọc nước máy triệt lông