1. Trang chủ
  2. Giới thiệu
  3. Thương hiệu
  4. Marketing
  5. Đào tạo
  6. Tư vấn
  7. Đầu tư
  8. Sáng tạo
  9. Video

Nguồn nhân lực thương hiệu

  

Nhân lực làm thương hiệu đang là vấn đề khá nóng tại các doanh nghiệp hiện nay. Tạp chí Hàng hóa và thương hiệu đã thực hiện phỏng vấn chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang – người đã làm nên hàng loạt những thương hiệu đình đám tại Việt Nam như Heineken, Diana, Goldsun, Pulppy, FUVI, Café Moment, người được chọn là chuyên gia đào tạo Marketing cho Ford Motor tại Việt Nam… để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

5224167577_a25347c500

 

Hỏi: Gần 20 năm trực tiếp tham gia vào sự lớn mạnh của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam, anh cảm nhận như thế nào về đội ngũ làm thương hiệu đã cộng tác với anh tại các doanh nghiệp đó? Họ có và chưa có những phẩm chất nào cần cho một người làm thương hiệu?

 

Trả lời:

Kể từ khoản năm 2000 trở lại đây, nhận thức về thương hiệu, marketing và quản trị chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp đã từng bước đi vào chiến lược và sách lược của doanh nghiệp Việt Nam. Có được điều này là do những nỗ lực liên tục của những chuyên gia marketing có kinh nghiệm và có tâm huyết vốn đã có kinh nghiệm trong các công ty đa quốc gia, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền qua báo chí và các chương trình đào tạo nhân lực để giúpthay đổi nhận thức và tư duy của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi đi tiên phong trong lĩnh vực marketing ứng dụng, chúng tôi đã trực tiếp tham gia đào tạo hàng ngìn cán bộ quản trị từ nguồn các manager có kinh nghiệm nhất định và nâng cấp họ thành những marketing manager, brand manager chuyên nghiệp, làm nâng cao mức độ chuyên nghiệp của họ và cả mức lương của họ trên “thị trường lao động” lên mức trên 1000usd cho các chức danh quản trị thực thụ mà họ được săn đón sau khi tốt nghiệp.

Trong bài viết 20 Nguyên tắc đổi mới tư duy Tiếp thị Thương hiệu (đã trích đăng trên HH&TH) cũng là giáo trình nhập môn marketing chuyên nghiệp, toi có đề cập những vấn đề về tư duy đối với người quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, đó là tư duy từ nhị nguyên chứ không phải tư duy lôgic đơn lập. Nói dễ hiểu tư duy này rất giống với thuyết tương đối của Einstein hoặc những tư duy phác thảo nhưng rất sâu sắc về thế giới quan của Lão Tử. Chính vì vậy trong marketing nguyên tắc suy luận là “định vị ở thế đối lập” mà Al Ries & jack trout đã phát biểu trong “22 nguyên lý bất biến của marketing”. Những nguyên lý này giúp chúng ta tìm ra rất nhiều giải pháp hữu hiệu và giúp doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu nhỏ sáng tạo hơn, tư tin hơn, thay vì tư duy bắt chước, hoặc tệ hại hơn là tâm lý thúc thủ và ăn theo (the follower).

Điều quan trọng rất phổ biến là sự nhận thức mức độ quan trọng của thương hiệu. Vẫn còn nhiều người chưa thấy hết ý nghĩa của Thương hiệu và Tiếp thị Thương hiệu. Chúng tôi xem thương hiệu không còn là một bộ phận gắn vào sản phẩm; mà về ý nghĩa, thương hiệu đã vượt qua quy mô một sản phẩm, quy mô một công ty, mà các thương hiệu lớn ngày nay đã bao trùm nhiều công ty, nhiều sản phẩm khách nhau. Hoàng Anh Gia Lai và Đồng Tâm những thương hiệu điển hình như thế, rất đáng để mọi người suy gẫm. Trong quan điểm của cá nhân tôi, thương hiệu còn là khái niệm về chủ quyền quốc gia, là vị thế của dân tộc.

 

Hỏi: Hiện nay các tập đoàn hoặc doanh nghiệp đều chưa có một bộ phận làm thương hiệu riêng cho mình, đa phần đều nằm trong bộ phận marketing hoặc truyền thông? Theo anh là do các doanh nghiệp chưa ý thức được vai trò của bộ phận này hay do họ không thể tìm kiếm những người chuyên làm thương hiệu?

 

Trả lời:

Nói một cách thấu đáo thì việc ứng dụng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới là bề nổi, mặc dù như thế cũng đã mang lại những kết quả rất phấn khởi rồi. Tuy nhiên những ai cho rằng “làm thương hiệu” như thế là quá đủ thì là một sai lầm lớn. Quản trị Chiến lược Thương hiệu không chỉ là làm ra một tên tuổi, mà nó còn tay đổi cả một “hệ thống quản trị”; phác thảo ra một “chiến lược sản phẩm” đa dạng, cụ thể hóa một cơ cấu tên thương hiệu, tên công ty, tên tập đoàn vốn rất phức tạp; với một tầm nhìn xa 5 năm, 10 năm và rộng lớn đến quốc tế và toàn cầu. Cần nói rằng mô hình quản trị “7P Marketing” của tôi còn đề cập đến “Quản trị con người, P5”; “Quản trị hệ thống, tức P6”; và “Triết lý & Tư tưởng Doanh nghiệp, tức P7” (xem thêm trên www.vovanquang.com).

Vấn đề của doanh nghiệp có cả 2 lý do nêu trên, cả về ý thức và sự thiếu thốn nguồn nhân lực. Tuy nhiên theo tôi, nhận thưc của doanh nghiệp là quan trọng. Qua sự giao lưu với đồng nghiệp trong khu vực Châu Á từ lâu chúng tôi nhận định rằng mức độ hiểu biết và khả năng ứng dụng marketing của các nhà quản trị Việt Nam là rất cao, chỉ thua kém Singapore mà thôi. Vậy nên về mặt này chúng ta có thể mạnh dạn đầu tư cho những chiến lược đào tạo cấp đại học và sau đại học, xin nhấn mạnh rằng “quản trị thương hiệu” là cấp học sau đai học chứ không phải là một ngành học cấp độ cử nhân, khác với marketing căn bản. Một phương thức đào tạo rất hiệu quả là các khóa quản trị thương hiệu chuyên sâu do các chuyên gia trực tiếp đào tạo cho doanh nghiệp, hoặc mô hình phổ biến hiện nay ở thành phố Hồ Chi Minh là đào tạo tại chức buổi tối (khóa 6 tháng) không ảnh hưởng đến công việc của những người đang làm việc ở các doanh nghiệp. Trong các chương trình này, các đề tài thực hành thường do doanh nghiệp đặt hàng, hoặc nhóm học viên chu động tiếp cận doanh nghiệp hay, lý thú hơn là các dự án khởi nghiệp, phát triển những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm và thương hiệu mới, mà không ít trong số đó đang được triển khai trong thực tế.

Tôi mạnh dạn khẳng định điều này vì trực tế ở các tập đoàn đa-quốc-gia họ cũng làm như vậy thôi. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi trước đây ở Việt Nam và ở các nước, sau khi tốt nghiệp đại học hạng ưu, hay MBA họ may mắn lọt vào mắt xanh của các tập đoàn này (sau một quá trình sàng lọc kỹ) thì ban đầu chỉ nhận các vị trí thấp như trợ lý (marketing assistant) hay thực tập sinh (management trainee), sau 1, 2 năm họ được công ty gửi đi học các khóa chuyên sâu (cơ hội hiếm có) và từ đó con đường công danh mới thực sử mở ra cho họ. Riêng bản thân tôi, cũng may mắn là “người đầu tiên” Unilever Việt Nam gửi đi học ở nước ngoài.

Song song với quá trình đào tạo là các cuộc chuẩn đoán cá nhân về tâm lý, khuynh hướng, động cơ làm việc rất chi tiết (và dĩ nhiên là bí mật) nhắm vào những cá nhân tiềm năng. Việc này do các hãng tư vấn nhân sự có kinh nghiệm phụ trách.

 

Hỏi: Vậy những phẩm chất nào cần có trong một người làm thương hiệu?

 

Nói một cách ngắn gọn, những phẩm chất cần thiết bao gồm: (1) Tư duy Chiến lược (Strategic Thinking); (2) Tư duy vừa Cởi mở vừa Kiên định (Open mind (in thinking) but Consistent (at-work); (3) Có những kỹ năng cá nhân xuất sắc (personal skills and takents); (4) Khả năng khái quát hóa vấn đề (conceptualization); Nhạy bén trong thực tế hoặc có óc quan sát Xu hướng (trend watching ability); (5) Kiến thức rộng và (dĩ nhiên) IQ cao; (6) Biết tỉnh táo tư duy bằng lý trí và tình cảm (rational & emotional); (7) Chân-Thiện-Mỹ, bởi theo tôi, brand marketing là một lĩnh vực rất sâu sắc làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua việc cung cấp một sản phẩm (thương hiệu) cụ thể.

Những người am hiểu triết học, văn hóa, mỹ học, quản trị, tài chính, nhân sự… đều rất có ít cho một nhà quản trị thương hiệu cấp cao, người mà chúng tôi gọi là CMO tức Chief Marketing Officer. Một nhân vật có thể thay thế CEO khi cần thiết.

 

Hỏi: Thời đại này, một cá nhân nổi trội cũng có thể làm nên thương hiệu cho đơn vị mình. Anh chia sẻ với quan niệm này như thế nào?

 

Điều này từ xưa đã có rồi! Thời thế tạo anh hùng, và anh hùng tạo thời thế! Cả hai đều đúng mà.

 

Hỏi: Theo anh, thương hiệu cá nhân quan trọng hơn hay thương hiệu đơn vị quan trọng hơn? Vì sao?

 

Cả hai đều quan trọng tùy theo chiến lược nào và tầm nhìn nào cho phù hợp với một trong hai mô thức nói trên. Tuy nhiên cách thứ nhât thường khó hơn! Bởi rủi  ro cho một cá nhân thương hiệu thường là cao hơn. Một tổ chức thành công thường là có một lãnh đạo anh minh tài giỏi, một đội ngũ quản trị toàn tâm toàn ý, và một hệ thống giá trị thống nhất và sự quy củ trong hành động. Điều này trong mô hình “7P” tôi đã đề cập rồi.

 

Hỏi: Có thể nói anh cũng đã có thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực làm thương hiệu, nhưng đến thời điểm này, vẫn thấy anh làm độc lập, một mình chuẩn bị tất cả tài liệu, lịch trình… Tại sao anh không tuyển chọn cho mình đội ngũ cộng sự thân thiết, có thể giúp việc cho anh?

 

Có chứ mặc dù mức độ hợp tác chưa được như bạn nhận xét. Chẳng hạn việc tiếp cận khách hàng tôi không trực tiếp làm mà do các đối tác thực hiện, còn tôi thường đứng phía sau. Riêng vấn đề giao việc thì tôi hơi khó tính và thường trực tiếp phụ trách mọi việc liên quan đến chuyên môn, chi khi nào các cộng tác viên nắm bắt thì tôi mới dám chia sẻ công việc.

Tư vấn Thương hiệu theo tôi là một việc rất khó về chuyên môn và có rất ít tiền lệ! Nhưng cái khó còn nằm ở phái đối tác khách hàng (client) do nhận thức của họ và mức độ tin cậy, tin tưởng của họ đối với một chuyên gia. Củng cần cảnh báo rằng có rất nhiều người xưng danh là “làm thương hiệu” và thực tế thì họ không hiểu thương hiệu đúng nghĩa là gì, ngoại trừ việc thiết kế logo, làm quảng cáo, làm sự kiện v.v… riêng việc thiết kế logo, cứ hỏi họ phương pháp thẩm định logo họ cũng không biết.

Cũng có không ít bạn trẻ sau một thời gian ngắn tiếp cận chút ít nghề của các chuyên gia thì nhanh chóng (một cách vội vã) nhảy ra mở công ty để kiếm tiền càng nhiều càng tốt.

 

Hỏi: Anh có ý định tạo lập một doanh nghiệp chuyên làm thương hiệu do mình lèo lái không? Những khó khăn nào xảy đến nếu anh muốn xây dựng một doanh nghiệp trong lĩnh vực này?

 

Trả lời:

Làm thương hiệu là một nghề thiên về tư vấn, đúng không?

Vì vậy nghề này gắn liền với tên tuổi của chuyên gia, hay được gọi là tư vấn trưởng. Chẳng hạn như Richard Moore & Associates, Phạm & Liên danh là những mô hình chuẩn mực trong nghề, mỗi người làm một mảng công việc khác nhau nhưtư vấn sáng tạo thương hiệu, tư vấn luật thương hiệu. Do đó không có kiểu một công ty dàn hàng ngang mà tiến như nhiều người đã nghĩ. Nghề này rất khắc khe, vì vậy riêng mô hình website cá nhân của tôi cũng là một doanh nghiệp, chỉ thu nhận một vài cộng tác viên, đối tác và trợ lý thực sự “có tâm” với nghề. Nếu ai đó mong kiếm nhiều tiền thì đừng theo nghề này. Thực tế không ít trường những chiến lược và tư tưởng mà tôi vạch ra phải mất một thời gian thì đối tác mới thấu hiểu và thấy được hiệu quả; khi đó thì hợp đồng cũng hết hạn. Tôi nhận thấy những khó khăn khi chọn tiêu chuẩn chất lượng và mô hình của tôi vì nó “khó kiếm tiền” nhưng tôi tự biết và chấp nhận với những gì mình có được. Đã không ít trường hợp tôi chủ động hủy hợp đồng sau khi ký, có khi vì đối tác, có khi vì lượng sức mình không kham nổi công việc. Có trường hợp khác doanh nghiệp đặt vấn đề muộn, không ít những giải pháp lẽ ra phải để chuyên gia giải quyết nhưng doanh nghiệp đã thực hiện rồi, riêng điều này thì tôi thông cảm.

Tuy nhiên nhờ việc thấu hiểu thương hiệu, có nhiều mô hình kinh doanh mới đã thành công và từ đó lại tác động tương hỗ đến phong trào xây dựng thương hiệu. Đó là dấu hiệu tích cực. Ý tôi chỉ phê phán kiểu như có một diễn viên điện ảnh nổi tiếng cũng nhảy ra xưng danh mở công ty làm thương hiệu. Trong thực tế những anh em cùng thời với tôi ban đầu cũng mở công ty chuyên làm thương hiệu, nhưng khi so sánh thực lực với các chuyên gia chính họ đã rút lui và làm đúng chuyên môn gốc của họ, chẳng hạn như những người chuyên về thiết kế sáng tạo. Còn những công ty chuyên về luật thì luôn khuyến cáo khách hàng phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu toàn diện, chứ họ không tham việc và nhảy vào lĩnh vực tư vấn quản trị hay sáng tạo. Một mô hình mà chuyên gia chúng tôi khuyến cáo là các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam thuần túy cần duy trì sự hợp tác với những chuyên gia kinh nghiệm để mời họ tham gia trong những gói tư vấn toàn diện và duy trì mối quan hệ này một cách minh bạch không nhầm lẫn trách nhiệm & quyền lợi và tuyệt đối tuân thủ bảo hộ quyền tác giả.

 

Hỏi: Có ý kiến cho rằng, thiếu những người làm thương hiệu là do hệ thống đào tạo chưa bắt kịp xu hướng thời đại. Theo anh, một người làm thương hiệu được đào tạo sẽ khác gì so với một người tự nghiên cứu, tự tìm hiểu cộng thêm khả năng sáng tạo của họ nữa?

 

Trả lời:

Một nhà quản trị thương hiệu (brand manager) phải được đào tạo bài bản; nhưng một chuyên gia thì phải biết nghiên cứu. Hai mức độ này là khác nhau. Nhiệm vụ chính của nhà quản trị là xác lập và duy trì tốt hệ thống. Con nhiệm vụ của chuyên gia là xác lập những mô hình phù hợp, sáng tạo những lý thuyết (theory) mới, hay chí ít là những phương pháp mới (methodology). Một nhà quản trị xác lập con đường tiến thân của mình là những nấc thang quản trị cao hơn, còn chuyên gia thì xác lập cho mình đẳng cấp cao hơn trong chính nghề nghiệp của mình, đồng thời có trách truyền bá hay chia sẻ kiến thức cho cộng đồng. Thực tế có những đồng nghiệp của tôi trước đây cùng làm các chức danh quản trị thương hiệu, nhưng sau vài năm họ nhảy sang lĩnh vực kinh doanh khác, buôn bán bất động sản, buôn bán cổ phiếu… và họ không giữ “nghề” được liên tục. Như vậy mục đích chính của họ là kiếm nhiều tiền bằng mọi cách, chứ không xác lập một “nghề”. Riêng tôi thì suốt hơn 15 năm qua luôn bám theo hai chữ “brand”hay “thương hiệu”dù công việc ở những góc độ khác nhau và thậm chí cũng không ít thăng trầm.

Thông qua mô hình quản trị “7P”tôi xác lập sự kết tinh trí tuệ người Việt Nam trong lĩnh vực marketing. Khi đưa ra lý thuyết này, tôi so sánh rất nhiều và trăn trở rất nhiều, mất 5 năm (từ 1999 đến 2003) tôi mới dám mạnh dạn khẳnh định đó là một mô hình quản trị marketing hiện đại đích thực để mãi mãi theo đuổi. Nhất là ở thời điểm 11-9-2001 tôi tin vào khái niệm thế giới đa cực và tin vào việc mỗi quốc gia, mỗi cá nhân phải xác lập con đường riêng của mình và điều đó cần phải được tôn trọng.

 

Hỏi: Cũng có ý kiến cho rằng, bây giờ, làm thương hiệu không chỉ là trách nhiệm của ông giám đốc thương hiệu hay giám đốc nhãn hiệu nữa, mà là trách nhiệm chung của toàn dân (hoặc toàn bộ nhân viên cơ quan). Nếu huy động được lực lượng này vào cuộc, theo anh, thương hiệu của đơn vị ấy có những điểm khác biệt gì so với những đơn vị thuê các chuyên gia thương hiệu làm? Và thương hiệu này có ổn định hay không?

 

Trả lời:

Sau khi xác lập chiến lược thì mới triển khai rộng rãi. Tuy nhiên nếu bạn nhìn lại quy trình lập kế hoạch quản trị chuyên nghiệp thì thấy đó là vấn đề hai chiều, top-down và bottom-up, vậy nên trong lúc xác lập chiến lược thì các cuyên ngia lại phải thu thập ý kiến của nhiều người. Việc này suy rộng ra cũng là quy trình ra quyết định của chính phủ vậy thôi. Những quyết sách thiếu sự tham khảo của xã hội thường cuối cùng thất bại khi triển khai. Hãy so sánh hai quyết sách của chính phủ trong năm 2007, một là việc “toàn dân đội nón bảo hiểm”, hai là việc cấm xe gắn máy 3 bánh.

Để trả lời cho câu hỏi này tôi nêu một ví dụ rất gần gũi: một tổng công ty tổ chức cuộc thi thiết kế logo, cuộc thi này mất 6 tháng và có đến 400 tác phẩm dự thi, hầu như tỉnh thành nào cũng có người tham gia. Tuy nhiên đến khi chấm giải thì ban lãnh đạo tổng công ty nhận định rằng bản thân họ không thể tự mình quyết định, mà tốt nhất là mời các chuyên gia. Trong hội đồng giám khảo do họ đề xuất và tôi giới thiệu có đại diện cao nhất của Hội mỹ thuật Việt Nam, các chuyên gia sáng tạo đến từ Mỹ, và tôi với tư cách phụ trách ban giáo khảo. Như vậy có thể thấy rằng trí tuệ tập thể là quan trọng, nhưng vài trò của chuyên gia cũng không thể thiếu. Tuy nhiên một số đồng nghiệp của tôi là người nước ngoài không đồng tình với mô hình trên mà ý họ thiên về việc chọn lựa các chuyên gia uy tín để xây dựng thương hiệu, những người nghiên về quan đểm này có người đến từ Thụy Điển, từ Anh và Mỹ.

 

Hỏi: Anh thường nói đến chức danh CMO. Anh có thể nói rõ hơn về vị trí này trong doanh nghiệp?

 

Trả lời:

CMO là đỉnh cao của việc ứng dụng marketing vào quản trị doanh nghiệp. Nó toát lên trách nhiệm cao nhất, chuyên môn cao nhất và hiệu quả cao nhất. Chỉ khi mà CEO vốn xuất thân từ dân marketing chuyên nghiệp thì tập đoàn (hay tổng công ty) mới có thể không cần đến CMO. Nhiều tập đoàn hàng đầu lựa chọn CMO để bổ nhiệm CEO hoặc thay thế CEO khi cần thiết. Chẳng hạn như Sir. Richard Branson xuất thân vốn là một nhà tiếp thị xuất sắc ngay từ thời sinh viên; Kevin Robert (CEO của Saatchi & Saatchi) thì xuất thân là Brand Manager chính hiệu… Tiêu chuẩn của một CMO không cứng nhắc, tùy theo mô hình, hiện trạng và thành phần hiện có của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng định ra CMO khác nhau, nhất là hai hệ văn hoá Phương Tây và Phương Đông.

Nói vui thì nếu CFO nắm “hầu bao” của tổ chức thì CMO là người giữ “linh hồn” của tổ chức. Còn CEO nào bảo rằng “tôi có thể làm tất” thì bản thân ông ta là người “khổ” nhất trên đời và chức danh CEO đối với ngài là một cái cày và cuộc sống bản thân không còn sướng ích gì.

Một CMO ngoài năng lực marketing vượt trội, còn phải hết sức am hiểu lĩnh vực công nghệ mà mình đang hoạt động, vì ở cấp độ này CMO phải để xuất những kế hoạch nghiên cứu & phát triển khả thi tạo ra những đột phá trong chiến lược phát triển của tập đoàn.

Trong thời gian tôi phụ trách CMO cho tập đoàn DASO, một trong điều mà tôi làm được là báo cáo thị trường nước ép trái cây toàn cầu, nhất là các loại trái cây có tiềm năng của Việt Nam như Dứa, Chanh Dây…

 

Hỏi: Việc định giá thương hiệu ở VN hiện nay đang được thực hiện như thế nào?…

 

Trả lời:

Những quy định hiện hành làm thất thoát tài sản nhà nước khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Những năm vừa qua, không ít doanh nghiệp nhà nước cố tình định giá thấp để hưởng giá cổ phiếu trước khi lên sàn, ít nhất là “2 chấm” đến “5 chấm”. Điều này thậm chí lại được hợp thức hóa bởi những quy định bất cập trong định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong phạm vi chủ đề phỏng vấn này tôi không thể đề cập hết sự phức tạp của vấn đề.

 

Hỏi: Anh có lời khuyên gì cho những bạn trẻ muốn nhảy vào lĩnh vực này?

 

Trả lời:

Bạn trẻ có thể tham gia vào nghề quả trị thương hiệu, một nghề hấp dẫn và bền vững, và tương đối sạch sẽ nữa! Tuy nhiên những người có tham vọng tư duy đến cùng thì không nên tham gia, nghề này dành cho những người hiểu được sự tận cùng của tính tương đối. Những bạn nào có đầu óc cởi mở, thực tế nhưng muốn rút ra những nguyên lý từ thực tế sinh động của sống thì đây chính là một nghề rất thú vị. Những người có sở thích hành động thực tế không phù hợp mới nghề thương hiệu đích thực, vì đằng sau những hành động bạn phải có chủ ý, nghĩa là phải hiểu rõ chiến lược và xu hướng. Những bạn đang theo học nhiều ngành nghề khách nhau ở đại học đều có thể định hướng nghề thương hiệu, tài chính, kỹ thuật & công nghệ ứng dụng, quản trị, xã hội, các ngành văn hóa… kể cả sư phạm, đều có ích khi tham gia hoạt động marketing chuyên nghiệp. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp đại học bạn phải xác lập chiến lược đào tạo (tự đào tạo) cho mình trong những năm kế tiếp, và nhanh chong tìm chỗ trong công việc liên quan đến marketing (cho dù có thể thấp) như nhân viên bán hàng, giao dịch khách hàng… Một trong những điều cần thiết khi còn đi học là hãy tham gia những công tác xã hội, sinh hoạt tập thể và tranh thủ đi du lịch bụi!

 

Thực hiện: Hồng Tươi (HH&TH)

* Cảm ơn anh rất nhiều!

Từ điển: A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L | M | N |
                O | P | Q | R | S | T | U | V | W | X | Y | Z |
Từ khóa tìm kiếm:
Nguồn nhân lực thương hiệu
Nguồn nhân lực thương hiệu
Khám phá
tất cả

Nguồn gốc Tết thuần Việt

Tản mạn New York – Thương hiệu, Thị trường và Cuộc sống…

Mông Cổ – hành trình trải nghiệm những điều khác biệt
Sự kiện
tất cả

Tiếp thị thể thao – Cơ hội và tính chuyên nghiệp

Sài Gòn Rực Rỡ đón Tết – Vibrant Hochiminh City

Hello Vietnam – Liveshow VTV1
Giao lưu
tất cả

Hội thảo Thương hiệu tại Cần Thơ ngày 13-3-2013

Giao lưu Trực tuyến ngày 5-10-2012

Mạng Chuyên gia Khởi nghiệp tại Cổng Thánh Gióng
Thăm dò ý kiến

Chiến lược Marketing theo Mô hình 7P của chuyên gia bao gồm các P nào và theo thứ tự nào sau đây?





Xem kết quả
Loading ... Loading ...
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 13,138,552
Trực tuyến: 0
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thương hiệu
  • Marketing
  • Đào tạo
  • Tư vấn
  • Đầu tư
  • Sáng tạo
  • Video
Nguồn nhân lực thương hiệu
Trang thông tin cá nhân Chuyên gia Thương hiệu Võ Văn Quang © 2008. Phát triển bởi Philong. máy lọc nước máy triệt lông