Thay đổi tư duy để xây dựng giá trị Nhân hiệu thời kỳ CMCN 4.0
Tác giả: Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang,
Bài đăng trên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp (VCCI) nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13-10-2018
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó, việc xây dựng giá trị nhân hiệu với các doanh nhân thời 4.0 là vấn đề rất quan trọng.
Trên thực tế, giá trị một sản phẩm, dịch vụ chỉ đến được với đại chúng bằng con đường truyền thông hữu ý. Song, giá trị bản thân của mỗi con người lại được thể hiện dưới nhiều phương cách khác nhau, hoặc hữu ý, hoặc vô ý. Vô ý là vì đôi lúc, bạn chẳng cần lên chiến lược, mục tiêu để giúp định vị hình ảnh bản thân, song chính sự xuất hiện của bạn trong những mối quan hệ, trong những cách giao tiếp lại là cách bạn để người ta đánh giá về giá trị của bản thân bạn, dù những đánh giá ấy có thể sai.
Do đó, nếu doanh nhân không ý thức xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân, thì giá trị của nhân hiệu của doanh nhân vô hình chung sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá bên ngoài của thiên hạ. Bởi vì những gì người ta nghĩ, nói và đối xử với bạn tùy thuộc vào cách thức bạn tạo cho mình một giá trị để định vị. Thế nên, tiến trình tạo lập hình ảnh, giá trị, hay thương hiệu cá nhân là một tiến trình đòi hỏi bạn phải ra công xây dựng một cách có ý thức. Đây là một quá trình đòi hỏi sự nhận thức đúng, sự nỗ lực và tập luyện nghiêm túc.
Hơn thế nữa, việc xây dựng giá trị nhân hiệu sẽ đi liền với xây dựng giá trị thương hiệu với hàng loạt những tính năng cơ bản của tập hợp lợi ích sản phẩm, được nghiên cứu thấu đáo về định vị và duy trì nhất quán trong thực tế. Tôi từng đi du dịch và mua một sản phẩm được cho là đặc trưng của Hà Giang là mật ong. Nhìn bên ngoài, chai mật ong rất đẹp, với nhãn mác đầy đủ nhưng khi mang chúng di chuyển thì mật ong bị rớt ra ngoài. Với sản phẩm đó, thử hỏi làm sao để mật ong Việt Nam có thể tiến ra được với thị trường thế giới? Cùng với đó, giá trị thương hiệu và giá trị nhân hiệu của doanh nghiệp/doanh nhân cũng khó có thể phát triển được.
Đối với cả 2 thực thể Nhân hiệu và Thương hiệu, một phương pháp quan trọng sử dụng làm bí quyết thành công đó là ‘định vị hay định hướng các giá trị’, đối với Nhân hiệu thực ra trong cuộc sống là diễn biến ‘thói quen, tính cách và số phận’ như chúng ta đều biết. Nói theo ngôn ngữ hàn lâm một chút đó là Đạo hay Chiến lược cuộc đời. Vì Đạo (theo Lão Tử) được dẫn dịch theo quan điểm phương Tây chính là Strategy, một chiến lược đúng một con đường đúng hay định vị đúng, sẽ dẫn đắt chúng ta đến sự thành công hoặc sự thành nhân hoặc cả hai.
Giá trị nhân hiệu không đơn thuần là “hét toáng” tên của bạn lên giữa đám đông, làm cho mình nổi bật trong đám đông. Mà điều quan trọng hơn cả là bạn cần phát triển kỹ năng của bản thân trong một lĩnh vực nhất định, và xây dựng các mối quan hệ để dần tạo lập vị thế chuyên gia cho mình. Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ thế mạnh của bản thân có thể giúp người khác như thế nào và sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Theo thời gian, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ đủ vững chắc để mang đến những khách hàng tiềm năng lẫn thu hút sự chú ý từ những nhà đầu tư.
Để làm, điều này một cách chuyên nghiệp, bạn hãy chịu khó ntìm hiểu các nguyên lý ‘phân khúc & định vị’ trong marketing để áp dụng cho Nhân hiệu. Cần nhớ Marketing là một ngành học hiện đại và rất sâu sắc không chí giúp doanh nghiệp thành công mà giúp cho cá nhân thành công.
Sở hữu một thương hiệu cá nhân sẽ cho bạn cơ hội được khách hàng nhắc đến trong mỗi lần họ tương tác với bạn. Bạn càng được nhắc đến nhiều thì sẽ càng định vị rõ hình ảnh của bạn trong lĩnh vực đang kinh doanh. Cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu cá nhân là thông qua việc kết nối với nhiều chuyên gia cùng ngành và duy trì mạng lưới quan hệ này.
Cần biết luôn luôn đổi mới hay định kỳ đổi mới bản thân, tránh những sự lố lăng của cái tôi ích kỷ và sự kiêu ngạo thành công. Như Marshall Goldsmith giáo sư của Amos Tuck về ngành ‘danh tiếng tổ chức và lãnh đạo’ nhắc nhở ‘những gì đã mang bạn đến đây sẽ không mang bạn đi tiếp’…Ngôn ngữ marketing gọi quá trình này là ‘tái định vị’ mang hãy có ý thức áp dụng cho mỗi giai đoạn của cuộc đời. Như vậy cuộc số sẽ thú vị hơn nhiều, nói dễ hiểu như là bạn sẽ có nhiều cuộc đời (giai đoạn) khác nhau trong cả cuộc đời của bạn.
Tuy nhiên có những điều bất biến, và đó chính là các giá trị Đạo đức truyền thống.
Bởi nói Soumya Malani – CEO của ShareBazaar, điều quan trọng là chất lượng của những mối quan hệ bạn có. Ví dụ như một trong những thần tượng của tôi là ông Ajay Piramal – Chủ doanh nghiệp nhiều tỷ đô tại Ấn Độ, công ty Piramal. Ông giữ một kỷ lục đáng kinh ngạc về lượng cổ đông giàu có trong vòng 3 thập niên qua. Từ những mối quan hệ tạo lập được trên thương trường, ông có thể mang về nhiều thương vụ giá trị cho công ty. Bên cạnh đó, những nhà bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng lẫn người tiêu dùng tạo dựng được mối quan hệ với ông cũng được bảo chứng về thương hiệu cá nhân của họ. Từ đó, các bên có thể tạo ra được những hợp tác kinh doanh tiềm năng, thông qua chiến lược marketing truyền miệng và chiến lược PR tốt”
Nhân hiệu và Thương hiệu nằm trong một quan hệ biện chứng. Cuộc sống cá nhân và sứ mệnh cá nhân luôn song hành mật thiết với sứ mệnh của một tổ chức và tạo ra những sản phẩm cụ thể. Có như vậy thì cộng đồng mới cảm nhận những lợi ích và giá trị thật của mỗi Nhân hiệu, và như vậy thì bạn mới được ghi nhận là một Hữu thể (Dasein) trong vũ trụ bao la này.
Nguyên lý định vị cũng giúp chúng ta thực hiện một chuỗi những cố gắng, những nỗ lực có định hướng và nhất quán. Biến những công việc tưởng chừng như khó nhọc trở thành những thói quen, thậm chí là thói quen hàng ngày, bằng nguyên tắc chia nhỏ công việc và biết quản trị thời gian.
Một điều ý nghĩa nữa là luôn duy trì và cân bằng các mối quan hệ, với công việc với đồng nghiệp và với bản thân và gia đình. Nói như vậy để thấy rằng việc tạo dựng Nhân hiệu hoá ra cũng chỉ là những điều rất gần gũi và dễ làm.
Sau cùng là việc nhận thức giá trị, năng lực và những ước muốn. Bạn hãy nhớ một lý thuyết rất gần gũi của nhà tâm lý học Abraham Maslow, đó là tháp nhu cầu 5 nấc. Trong đó càng lên cao thì các nhu cầu cá nhân càng trừu tượng và thiên về tinh thần hơn là vật chất. Nếu như xét cơ bản bạn mua sắm một chiếc xe là để lái xe đi làm, nhưng càng lên cao thì nhu cầu với nó không đơn giản, đó là status (danh vị) đó là socialize (chia sẻ) hay đó là tạo dựng tính cách hay giá trị khác biệt (self actualization)…Với nguyên lý của Maslow, nhiều khi tôi muốn khuyên hãy nhận thức ‘đúng và đủ’ nhu cầu (với Nhân hiệu) cũng quan trọng như việc nhận biết nhu cầu đa dạng của khách hàng (đối với Thương hiệu).
Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nếu nhìn theo lối tư duy tích cực sẽ tìm thấy nhiều hay. Những xu hướng công nghệ mới như Crypto, Siêu kết nối, Thực tế ảo, Giao tiếp sóng não…mở ra những năng lực mới và cơ hội mới cho mỗi cá nhân nếu chúng ta có ý thức học hỏi và tự tin. Trong những trào lưu ‘máy hoá’ con người hay diễn biến thực tế của machine learning, chúng ta hãy tin rằng con người nhân thể (humane people) sẽ không chỉ luôn phát triển mà còn đóng vai trò chủ đạo là Hữu thể ưu việt (Nhân hiệu). Chẳng hạn như thay vì lo sợ sự phát triển của người máy thay thế trí não con người, chúng ta có thể điều khiển sinh vật theo ý muốn tích cực đề cùng làm việc vì lợi ích chung…
Một khi bạn đã quan tâm đến giá trị bản thân hay nhân hiệu, cần thiết nên quan tâm đến triết học. Dù không dễ tiếp thu, nhưng triết học giúp chúng ta giải thích căn nguyên của sự tồn tại Con người, Hữu thể (Dasein), cái Tôi, cai Siêu tôi (Super Ego) hay một nhận thức tự thân trong mỗi chúng ta: Tôi là ai? Tôi từ đâu? Và Tôi sẽ trở thành Cái gì (Hữu thể)… Sự lựa chọn nhiều khi thường là Nghịch lý (Paradox) và cuộc sống được diễn biến theo một chuỗi những sự lựa chọn và thường là chúng mâu thẫun lẫn nhau, giữa trái hay phải, đúng và sai, đẹp hay xấu, âm và dương…
Nhân hiệu như một cái gì đó gọi là Đạo, tuy nó vô hình nhưng hiện hữu, nhưng hãy tin rằng nó sẽ hướng chúng ta đến Chân Thiện Mỹ.
Từ điển:
A |
B |
C |
D |
E |
F |
G |
H |
I |
J |
K |
L |
M |
N |
O |
P |
Q |
R |
S |
T |
U |
V |
W |
X |
Y |
Z |